Chuyển đến nội dung chính

Truyền bá lịch sử theo cách nào? - Cát Khuê

Truyền bá lịch sử theo cách nào?

Gần đây, những nỗ lực truyền bá lịch sử để bồi đắp thêm sự hiểu biết, lòng tự hào dân tộc và truyền thống yêu nước của người dân Việt đang mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nhưng hiểu lịch sử như thế nào và truyền bá như thế nào vẫn là một câu hỏi còn nhiều tranh cãi.
PV Báo Thanh Niên đã phỏng vấn nhà văn Nguyễn Văn Thọ, Nguyễn Quang Lập và đạo diễn Đỗ Minh Tuấn về đề tài trên.
* “Dân ta phải biết sử ta”, câu nói đó đang rất quen thuộc nhưng cũng là sự báo động chăng, khi nó cho thấy một thực tại: dân ta đang không biết sử ta?
Nhà văn Nguyễn Văn Thọ (NVT): Cách giáo dục hiện tại nhồi nhét và học vẹt đang đưa lớp trẻ không ham thích nên không thuộc sử. Thậm chí nhầm lẫn một cách ngớ ngẩn. Ở Đức, con gái tôi học lớp 7, cuối năm chúng phải làm tổng luận, mỗi em nói về một nước trước cả lớp. Con gái tôi chọn VN là tổ quốc nó để báo cáo miệng trước lớp. Tất nhiên, để trình bầy sử đại cương một nước, nó phải đọc lại sách và động não, tra cứu nhiều trên nét. Tiết nó thuyết trình rất hứn thú, tôi cho là cách học này có yếu tốhành làm cho con tôi nhớ dai hơn. Việc dạy ở ta hiện nay làm dân ta không thuộc sử ta là đúng thôi.



Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn (ĐMT): Có lẽ ấn tượng về tình trạng dân ta không biết sử ta hình thành qua một số bài thi tốt nghiệp của học trò mà báo chí đã đăng. Ấn tượng đó được củng cố thêm bởi một thực trạng khác là lớp trẻ thuộc các nhân vật lịch sử TQ nhiều hơn các nhân vật lịch sử VN do được tiếp xúc với nhiều bộ phim lịch sử của TQ chiếu trên màn ảnh nhỏ. Tuy vậy, tôi tin chắc tâm hồn các em vẫn thấm tinh thần quất cường chống ngoại xâm của cha ông xuyên thấu trong lịch sử VN.



Nhà văn Nguyễn Quang Lập (NQL): Không biết, không rõ đã quá buồn nhưng không quan tâm thì thật đáng sợ. Tôi rất ngạc nhiên nhiều em rất nhớ đến ngày sinh nhật của mình và mọi người, trong khi không hề để ý đến ngày Quốc khánh.. Hình như chúng đinh ninh lịch sử Việt là của ai đó không phải việc của mình. Ngay người lớn cũng vậy. Có người quan niệm lịch sử cũng giống bóng đá vậy, người thích kẻ không, có gì phải lo lắng. Lịch sử không phải là mớ kiến thức ai muốn dùng thì dùng, nó là tâm linh, là dòng sữa nuôi dưỡng niềm tự hào dân tộc. Không biết sử ta thì niềm tự hào dân tộc mà ta đang cổ xuý chỉ là thứ tự hào suông mà thôi, chả ích gì.

* Lịch sử vốn chia làm hai dòng: chính sử (được viết bởi triều đình) và dã sử (được viết bởi người dân). Hai dòng này bổ sung cho nhau để người dân có cơ hội so sánh, tìm hiểu. Nhưng nếu chọn để truyền bá lịch sử trên các phương tiện thông tin, như cách mà VTV1 đang làm với chuyên mục “Thăng Long nhân kiệt”, theo ông, nên lựa chọn dòng sử học nào?
NVT: Thực ra lịch sử - điều đã diễn ra - luôn có những sự che lấp bởi nhiều nguyên nhân, dù cho là có những người viết sử dũng cảm, thì sự khác biệt về nhận thức chủ quan người viết cũng có thể làm thay đổi ít nhiều dung mạo thật của lịch sử, chính thế mới có Khoa sử học và các nhà nghiên cứu nó. Tôi nghĩ rằng, sự phản biện và tìm ra những mâu thuẫn ở các dòng sử viết chính thống so sánh với dã sử là cần thiết để tìm ra sự thật của lịch sử. Hãy để cho các cuộc tranh biện giữa hai dòng sử này 1 cách bình đẳng và dân chủ. Chương trình VTV1 tôi không theo dõi.
ĐMT: Tôi nghĩ phải chọn dòng chính sử nhưng có thể đề cập thêm dã sử như một sự tham khảo hay nghi vấn. Trước đây, vua Tự Đức đã ra chỉ dụ cho các sử quan khi làm bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục chỉ chép từ thời Hùng Vương vì xác định những chuyện về Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân chủ yếu là truyền thuyết. Hai niên kỷ Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân được nhà vua chuẩn y cho chua phụ vào sau việc đời Hùng Vương, tạm để đấy để tham khảo vì còn nghi ngờ.
NQL: Tôi không xem Thăng Long nhân kiệt nên không dám nói gì. Nhưng chuyển tảị lich sử thành các tác phẩm nghệ thuật như một số người làm bây giờ thì rất không ổn. Phóng đại tô màu, hoa hoè hoa sói theo kiểu ta thắng địch thua, ta tốt địch xấu, thậm chí bịa đặt vô lối, vô duyên., vô căn cứ.Tuyên truyền lịch sử như thế là bôi bác sử, làm nhục sử.
* Khác với nhiều nước láng giềng, kho tàng thư sử liệu của nước ta theo thời gian với nhiều cơn binh biến đã bị mất mát gần hết. Làm thế nào để khôi phục lịch sử ở mức độ tin cậy được để truyền bá qua các cách khác nhau? Lịch sử, có cần phải hấp dẫn không?
NVT: Sự lưu trữ tài liệu ở Phương Tây và các nước láng giềng hiện tại là kho tàng để các nhà nghiên cứu sử VN có thể tham khảo nghiên cứu. Đấy cũng là cách thức bổ xung tốt nhất cho sự thiếu hụt của chúng ta về công tác lưu trữ tàng thư những chứng tích về lịch sử. Nhưng cũng hết sức cảnh giác, vì thực tế cũng bị chính Sử chính thống các nước bóp méo ví như Sự kiện Vịnh Bắc Bộ ở những năm đầu của cuộc chiến. Huyền thoại cần hấp dẫn chứ lịch sử thì không cần yếu tố ấy. Tiếc là chúng ta có quá nhiều huyền thoại chứ không có chứng tích rõ ràng về mặt chứng liệu của lịch sử.
ĐMT: Nhiều sự kiện lịch sử do các nhà sử học VN chép có thể tìm thấy trong các tư liệu sử của Trung Quốc, Pháp và các công trình nghiên cứu so sánh của giới sử học VN và thế giới. Các xử lý các tư liệu đó có thể khác nhau, thậm chí dẫn đến những kết luận gây tranh cãi. Tuy nhiên, rất ít những kết luận gây tranh cãi như vậy trong tổng số những kết luận thống nhất của giới sử học trong và ngoài nước. Các chương trình truyền bá lịch sử trên TV nên căn cứ chủ yếu vào những sử liệu đã thống nhất. Văn minh phương Tây vẫn giỏi kỹ nghệ khai thác, chế biến và đóng gói. Lịch sử cũng là một nguồn tài nguyên để họ sản xuất ra những hàng hóa đa dạng hấp dẫn. Nhiều sự kiện lịch sử tự nó không hấp dẫn, nhưng khi được họ biến thành truyện thành phim đã đi vào tâm trí của hàng triệu con người.
NQL: Cái phần không hấp dẫn cũng có, vì các cụ để lại cho con cháu chỉ có vậy thì biết làm thế nào. Tuy nhiên cũng phải nói chúng ta khai thác nguồn cổ sử theo cách để tuyên truyền xơ cứng và thô thiển chứ không phải cổ sử của ta quá nghèo. Tôi đọc cuốn “Việt Nam công nghiệp diễn chí” của Nguyễn Khoa Chiêm có đến chục lần, lần nào cũng thú vị, trong khi rất ít người biết đến nó. Đây là cuốn tiểu thiuyết chương hồì viết về thời Trịnh- Nguyễn phân tranh rất hay. Nếu dựa vào đây làm phim như bên TQ làm phim Tam quốc thì rất tuyệt.
* Nguyên cớ nào để hiện tại, việc phổ biến lịch sử lại đang như là một lối đi gắng sức “ngược dòng”? Và tại sao môn học lịch sử từ những bài đầu của thời lập quốc, rồi hộ quốc ấy bây giờ dường như không chỉ dành cho học sinh dưới mái trường phổ thông?
NVT: Sự không bình đẳng trước lịch sử hiện tại đang làm cho sử nước nhà méo mó. Muốn dân tin vào những sử liệu cần phải bình đẳng các chứng liệu. Ví dụ như cần đánh giá một cách đầy đủ toàn diện hơn nữa về công của chúa Nguyễn hay giai đoạn sơ khai của Quốc dân đảng.
ĐMT: Trong việc giáo dục lịch sử, sự tin cậy của sử liệu chỉ tác động vào lý trí thôi. Cái quan trọng nhất là giáo dưỡng tinh thần quan tâm tới lịch sử và đào luyện cảm xúc lịch sử cho các thế hệ. Các bộ phim lịch sử của nước ngoài chiếu liên miên trên TV có nhiều khi không chính xác và không đáng tin, nhưng nó hấp dẫn người xem và bồi đắp trong họ những cảm xúc về văn hóa để những hình ảnh quen thuộc, những khẩu khí quen thuộc, những phục trang và hành vi quen thuộc sẽ dần dà tạo nên trong khán giả những ám ảnh văn hóa. Nếu phim Trần Thủ Độ dùng trường quay Trung Quốc để quay những cảnh cung điện của VN mà không dùng kỹ xảo để thay đổi kiến trúc, thì cũng chỉ tạo ra những hình ảnh mang hồn vía Trung Hoa mà thôi.
NQL: Tôi nghĩ chỉ có cách nên bỏ ngay lối làm sử tuyên truyền như bây giờ, tuyên truyền thô thiển, quan phương dân không tin đâu. Hãy làm sử vì sử, hãy tôn trọng tính khách quan của lịch sử, đừng thêm bớt tuỳ tiện. Hãy tin rằng lịch sử Việt là lịch sử đáng tự hào, cho dù nó có lắm chuyện không ra sao nhưng kết cục ta đang có một dân tộc Việt như ngày nay đã nói lên điều đó. Sở dĩ ta hay thêm bớt tuỳ tiện vì ta ít tin vào niềm tự hào sử Việt của dân ta, sai, rất sai.
* Về phiá người dân, theo ông, họ sẽ tự nguyện tiếp thu và hứng thú với lịch sử nước nhà khi nào, và cần những điều kiện nào?
NVT: Nhân dân bao giờ cũng cần sự thật và hứng thú với sự thật.
ĐMT: Đa số người dân VN dù già hay trẻ không bao giờ chấp nhận những sản phẩm văn hóa – lịch sử ( sách, báo, phim, tranh, nhạc…) đi ngược lại tinh thần chính của lịch sử nước nhà là tinh thần yêu nước, thà chết không chịu làm nô lệ, giành độc lập bằng mọi giá. Người dân có thể chia sẻ với những thất bại trong lịch sử dựng nước và giữ nước, nhưng không bao giờ chấp nhận đề cao những kẻ bán nước như Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống dù là bán nước với những danh nghĩa cao sang.
NQL: Dân ta có sẵn niềm tự hào dân tộc, chỉ cần biết chắc đây là món sử thật thì nhất định dân sẽ vồ lấy ngay, khỏi lo đi.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ăn chay như một cách trị liệu

Ăn chay như một cách trị liệu   Nguyễn Văn Tuấn          22/03/2009 Ăn chay đang trở thành một trào lưu trên thế giới, nhất là trong giới trí thức và chuyên gia.  Ở các nước phương Tây,  theo một thống kê chưa đầy đủ, có khoảng 5% dân số Anh và Mĩ cho biết họ ăn chay trường hay ăn chay thường xuyên.  Ở nước ta, tuy chưa có số liệu chính thức, nhưng sự có mặt của các nhà hàng và quán ăn chay cùng lượng thực khách đông đảo cho thấy số người ăn chay đang tăng dần trong thời gian gần đây. Danh từ “ăn chay” đối với người Việt chúng ta là chế độ ăn uống không có đạm động vật, nhưng với người phương Tây, có đến 3 nhóm ăn chay.  Nhóm thứ nhất là ovo-lacto gồm rau, đậu, hạt, trứng và bơ sũa.  Nhóm thứ hai là

Xem phim 300 và tưởng nhớ quá khứ anh hùng ông cha

Bộ phim miêu tả cuộc chiến không cân sức giữa 300 chiến binh dũng mãnh Sparta, dưới sự chỉ huy của vị vua  Leonidas , với 1 triệu quân của đế chế  Ba Tư  cổ đại.   bộ phim là tiếng nói ca ngợi tự do và là khúc tráng ca của lòng yêu nước  [3] . Chuyện phim kể về cuộc đời  Leonidas  -  vua  của thành bang  Sparta  ở  Hy Lạp , dưới dạng hồi ức của  Dilios  - một tướng thân cận dưới trướng Leonidas. Ở Sparta xưa có tục lệ giết hài nhi ốm yếu hay dị tật từ lúc chúng mới sinh, chỉ giữ lại những đứa trẻ khỏe mạnh nhất, Leonidas là một trong số trẻ em may mắn đó. Năm 7 tuổi, cậu bé bị tách khỏi người mẹ thân yêu để trưởng thành trong sự khổ luyện khắc nghiệt. Leonidas được dạy rằng không được nhân từ, không được khoan nhượng với kẻ thù, và  chết  trên chiến trường chính là vinh dự lớn lao nhất mà cậu nhận được. Cuối cùng, khi đã trưởng thành, Leonidas trải qua thử thách cuối cùng trong cánh  rừng   mùa đông  với con sói dữ. Cậu phải chọn lựa: Hoặc là sống sót quay về, trở thành vua của Spa

Tâm lý bạn gái - Hoàng Xuân Việt

Đời Sống Tình Cảm Của Bạn Gái     1 - Người Bạn Gái Với Ái Tình       Trong tòa nhà tình cảm của bạn gái, ái tình đóng vai trò rường cột. Ở người bạn trai, trái tim cũng hoạt động, nhưng thua ở người bạn gái, thua cách riêng về mặt tế nhị, sâu xa. Bạn trai thường chú trọng nhan sắc, xác thịt, thường lo lắng xâm chiếm làm chủ một trái tim khác và dễ dàng phát lạc tình yêu khi được kẻ khác yêu. Hơn nữa, dù ở tuổi dậy thì là tuổi nhiều lửa ái, người bạn trai chỉ coi việc yêu đương là một trong bao nhiêu hoạt động khác. Dù muốn chạy theo tình yêu là thôi hay không họ cũng chẳng bị bắt buộc "lo yêu" một cách khắc nghiệt với bản năng. Lý trí rất giàu ở nam nhơn, khiến tình yêu bị chi phối dễ dàng hoặc giả chăng bản năng tình dục họ quá mạnh, ý trí trong một giai đoạn bị coi rẻ, sau cùng cũng gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh cho họ cải tà quy thiện. Ở bạn gái: khác hẳn. Bạn gái là Ái Tình. Họ chính là Yêu. Bản chất của họ đượm màu sắc luyến ái. Trong đường gân máu